Khi ở trọ trong các phòng trọ homestay nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu không cảnh giác. Vậy hãy cùng Vua Chuyển Nhà tìm hiểu Cách thoát hiểm phòng trọ homestay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tìm hiểu chung về thang thoát hiểm
Cầu thang thoát hiểm là chi tiết mà khi thiết kế hay xây dựng các công trình nhà cao tầng như chung cư, cao ốc phòng trọ homestay không thể bỏ qua được. Với vai trò không chỉ phục vụ cho mục đích di chuyển mà còn đảm bảo sự an toàn cho những người bên trong công trình. Do đó những tiêu chuẩn để xây dựng cầu thang thoát hiểm trong các tòa nhà được yêu cầu khá chi tiết, quy định rõ ràng đòi hỏi khi thi công nhà xây dựng cần phải chú ý.
Cầu thang thoát hiểm là gì?
Cầu thang thoát hiểm được hiểu là hệ thống thiết kế để di chuyển con người và đồ đạc được di chuyển ra bên ngoài các tòa nhà cao tầng mỗi khi có sự cố không mong muốn xảy ra. Ngoài ra, cầu thang thoát hiểm còn có thể thay thế cho vai trò của cầu thang bộ khi thang máy bị hỏng.
Tham khảo: Quy định về an toàn hệ thống PCCC cho nhà cao tầng.
Thông thường, cầu thang thoát hiểm sẽ được thiết kế ở vị trí ngoài trời, giúp việc đi lại được thuận tiện hơn và đảm bảo không khí lưu thông tốt hơn. Lý do chính là nếu có đám cháy xảy ra, lượng CO và CO2 quá nhiều có thể khiến sức khỏe của con người bị ảnh hưởng, thậm chí nếu hít vào quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.
Đối với một số kiểu nhà khác có thể xây dựng hệ thống thang thoát hiểm như dây thoát hiểm, hệ thống ống trượt, cầu thang bộ…
Giữa các tòa nhà khác nhau hay giữa các công trình thì hệ thống cầu thang thoát hiểm sẽ có sự khác nhau, cốt yếu khi xây dựng phải phù hợp với cấu trúc của công trình đó.
Không chỉ là chi tiết để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người, cầu thang thoát hiểm ngày nay còn được thiết kế với nhiều hình thức đa dạng, đẹp mắt giúp tăng tính thẩm mỹ và ấn tượng cho tòa nhà.
Theo thống kê cho thấy, hầu hết các thiết kế cầu thang thoát hiểm đạt tiêu chuẩn tại các tòa nhà cao tầng hiện nay đều được làm bằng khung thép. Bởi khung thép không chỉ có khả năng tạo hình đa dạng, mang đến tính thẩm mỹ cao mà còn có thể tiết kiệm được không gian thiết kế, có chi phí thấp hơn nhiều so với các loại thang thoát hiểm được làm từ vật liệu khác.
Xem thêm: Cách xử lí khi quên chìa khóa nhà trọ homestay 2024
Vai trò của cầu thang thoát hiểm
Cầu thang thoát hiểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ 1 tòa nhà nào. Cụ thể vai trò chính của thang thoát hiểm như sau:
Tạo lối đi khẩn cấp phòng trường hợp tòa nhà cao tầng có xảy ra sự cố bất ngờ như cháy nổ do thiết bị bằng điện. Giúp những người trong tòa nhà có thể ra ngoài một cách nhanh chóng nhất và an toàn nhất, bảo vệ cho tính mạng của con người.
Tăng tính thẩm mỹ của tòa nhà và gây ấn tượng với người nhìn hơn, giúp cân đối và tăng sự ài ào cho tổng thể tòa nhà.
Thiết kế cầu thang thoát hiểm với hình dáng và màu sắc hợp lý, ấn tượng nhưng không quá chói lóa, đem lại cảm giác an toàn.
Được sử dụng làm phương tiện di chuyển thay thế trong tường hợp thang máy bị hư hỏng. Ngoài ra, có thể sử dụng thang thoát hiểm như một biện pháp để luyện tập thể dục thể thao cũng rất tốt.
Có thể được thiết kế, xây dựng với nhiều hình dáng đa dạng, không chiếm quá nhiều diện tích và có thể tận dụng các khoảng không gian trống, không sử dụng để xây dựng. Có thể sử dụng khung sắt để xây dựng, vừa chắc chắn vừa tiết kiệm được chi phí xây dựng cho chủ đầu tư.
>>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống PCCC Hà Nội.
Các loại cầu thang thoát hiểm phổ biến
Một số loại hình cầu thang thoát hiểm phổ biến hiện đang được ưa thích và sử dụng nhiều hiện nay như:
Thang bộ thoát hiểm nhà cao tầng
Mẫu thang bộ thoát hiểm trong tòa nhà cao tầng được xây dựng với cấu trúc bậc thang, thiết kế với nhiều loại vật liệu khác nhau. Thông tường các mẫu thang thoát hiểm xây dựng trong nhà được thiết kế khác giống với hệ thống thang máy, Ở mỗi tầng đều sẽ có 1 cầu thang thoát hiểm, được thiết kế tương tự như các bậc cầu thang bộ.
thang bộ thoát hiểm
Loại hình thang dây thoát hiểm
Mức chi phí lẫn diện tích xây dựng của các công trình cầu thang bộ thoát hiểm là khá lớn và không phải gia đình nào cũng có thể thực hiện được.
Do đó rất nhiều gia đình đã lựa chọn sử dụng thang dây thoát hiểm để dễ dàng sử dụng và còn có thể cất đi gọn gàng, bảo quản được mỗi khi không sử dụng. Hơn nữa, sử dụng thang dây thoát hiểm cũng cực kỳ đơn giản, chỉ cần cố định vào 1 vị trí chắc chắn ở trên trần nhà, sau đó thả dây xuống và di chuyển theo các bậc thang di chuyển xuống dưới.
>>> Tìm hiểu ngay: Quy trình thi công hệ thống PCCC lưu động.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm chung cư, nhà cao tầng
Với vai trò quan trọng như vậy, khi xây dựng cầu thang thoát hiểm cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn cụ thể nào. Hãy cùng theo dõi tiếp để biết rõ những tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm trong mỗi tòa nhà nhé.
Tiêu chuẩn thiết kế lối thoát nạn cho nhà cao tầng
Theo quy định, trong các tòa nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn để không dẫn đến sự ùn tắc, chen lấn khi có sự cố khiến mọi người hoảng loạn. Bên cạnh đó, 2 cầu thang thoát hiểm còn tạo điều kiện thuận lợi giúp lực lượng chữa cháy hoạt động nhanh chóng hơn.
Với những tòa nhà cao tầng có diện tích lớn, điển hình như mỗi tầng có diện tích hơn 300m2 thì ở hành lang chung của lối đi phải có ít nhất 2 lối dẫn đến 2 cầu thang thoát hiểm.
Theo tiêu chuẩn của bộ xây dựng, nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2 thì có thể thiết kế 1 cầu thang thoát hiểm nằm ở 1 phía của tầng, phía còn lại phải thiết kế ban công và nối với thang thoát hiểm ở bên ngoài.
Lưu ý rằng ban công nối với thang thoát hiểm ở bên ngoài phải có khả năng chứa được tất cả số người có ở trong các phòng trọ homestay trên tầng đó.
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm an toàn
Một số điều kiện mà thang thoát hiểm phải có để đảm bảo an toàn cho các tòa nhà như sau:
Cầu thang thoát hiểm đi từ các phòng ở tầng 1 ra ngoài hoặc đi qua tiền sảnh rồi mới ra ngoài.
Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm nhà cao tầng, khi đi từ các phòng trọ homestay bất kỳ ở các tầng trong tòa nhà (trừ tầng 1) đi ra hành lang có lối ra. Từ cầu thang an toàn hoặc hành lang an toàn phải có lối đi ra khỏi tòa nhà.
Nếu đi từ các phòng trọ homestay bất kỳ sang phòng bên cạnh ở cùng tầng (trừ tầng 1) thì đều phải có lối thoát.
Tham khảo thêm: Dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống PCCC Hà Nội.
thiết kế thang thoát hiểm
Những yêu cầu mà cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đáp ứng
Có kết cấu chịu lực, đối với kết cấu bao che phải có khả năng chịu đựng được lửa cháy trong vòng 60 phút.
Cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo có kết cấu chịu lực tốt hơn nhiều so với các loại thang bộ bình thường. Bởi mỗi khi gặp sự cố, cầu thang thoát hiểm sẽ là nơi phải chịu đựng trọng tải lớn hơn so với bình thường. Trong trường hợp xảy ra động đất thì nhờ kết cấu chịu lực mà cầu thang có thể trụ vững được. Kết cấu chịu lực cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng cầu thang thoát hiểm trong tòa nhà cao tầng.
Thiết kế cửa ngăn cháy có khả năng tự động đóng, được sử dụng vật liệu ngăn cháy và có thể chịu đựng lửa đốt trong ít nhất 45 phút.
Ngoài việc phải có kết cấu chịu lực tốt thì 1 trong những tiêu chuẩn cầu thang thang thoát hiểm phải có đó chính là có cửa ngăn cháy. Cửa này đóng vai trò ngăn chặn hỏa hoạn khi di chuyển trên cầu thang thoát hiểm. Khi xây dựng của ngăn cháy, cần lựa chọn kỹ càng vật liệu chống cháy để đảm bảo khả năng ngăn ngừa lửa.
Phải có thông gió điều áp và đảm bảo không có sự tụ khói ở buồng thang.
Được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng sự cố.
Đảm bảo có sự thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái.
Khoảng cách xa nhất trong tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm trong các tòa nhà cao tầng
Khoảng cách này được tinh từ cửa đi của phòng trọ homestay xa nhất trong tầng đến với lối thoát gần nhất trong tòa nhà (không tính phòng vệ sinh hay nhà tắm) và không được lớn hơn. Cụ thể:
Khoảng cách trong 50m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài.
Khoảng cách 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà phụ trợ.
Khoảng cách 40m đối với phòng có vị trí nằm giữa hai thang hoặc nằm giữa hai lối ra ngoài
Khoảng cách 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của các nhà công cộng, trong các nhà ở tập thể hay căn hộ.
cầu thang thoát hiểm
Tiêu chuẩn về chiều rộng tổng cộng của cầu thang thoát hiểm, cửa hay hành lang thoát hiểm
Quy định cụ thể là cứ 100 người là 1m và không được nhỏ hơn, cụ thể:
Chiều rộng cho cửa đi là 0,8m
Chiều rộng cho lối đi là 1m
Chiều rộng cho hành lang là 1,4m
Chiều rộng cho vế thang là 1,05m
Tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm về chiều cao của cửa và lối đi
Đối với chiều cao của cửa cầu thang và chiều cao của lối đi trên đường thoát nạn cần đảm bảo không thấp hơn 2m.
Tầng hầm, tầng chân tường có chiều cao không thấp hơn 1,9m
Tầng hầm mái có chiều cao không thấp hơn 1,5m
Về việc sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát hiểm thứ 2 cũng là 1 trong những tiêu chuẩn thang thoát hiểm
Điều này sẽ được cho phép nếu cầu thang chữa cháy đáp ứng những yếu tố sau:
Chiều rộng của thang chữa cháy ít nhất là 0,7m
So với mặt nằm ngang cầu thang chữa cháy không có góc nghiêng lớn hơn 60 độ.
Thang chữa cháy phải có tay vị cao 0,8m.
Xem thêm: Cách xử lí rác thải nhà trọ homestay cho người mới 2024
thang thoat hiem
Số lượng bậc thang của cầu thang thoát hiểm
Về yêu cầu số lượng bậc thang, ở mỗi vế thang không được nhỏ hơn 3 bậc và không quá 18 bậc.
Không thiết kế thang hình xoắn ốc hoặc thang hình dẻ quạt làm thang thoát hiểm.
Cầu thang thoát hiểm có góc nghiêng lớn nhất là 1:1,75.
Quy trình thi công cầu thang thoát hiểm
Khi đã nắm rõ các tiêu chuẩn thiết kế cầu thang thoát hiểm, thì quy trình thi công sẽ được diễn ra theo các bước sau:
Tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu về mặt bằng thi công.
Đo đạc và lấy số liệu tòa nhà, số liệu của mặt bằng thi công.
Tư vấn kỹ càng cho chủ đầu tư về mặt bằng, kết cấu tòa nhà, cách thiết kế và thi công cầu thang thoát hiểm.
Tính toán kỹ càng các số liệu về con người, lực ảnh hưởng và đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất.
Đề xuất các phương án thi công.
Đảm bảo thực hiện đúng và đủ các yêu cầu về pháp lý trước khi thi công, đảm bảo đúng quy định thang thoát hiểm được ban hành.
Cung cấp bản vẽ thiết kế cầu thang thoát hiểm và mô tả kỹ càng.
Phân tích bản vẽ trước khi thi công.
Định giá và báo giá chi tiết với doanh nghiệp, chủ đầu tư.
Thực hiện ký kết và bắt đầu công đoạn chế tạo cấu kiện.
Xem thêm: [2024] Ở phòng trọ nên nuôi con gì?
Và sau khi thoát hiểm xong thì việc sử dụng chuyển nhà trọn gói sang căn mới của Vua Chuyển Nhà là điều bạn nên tính tới trước tiên. Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ tại nhiều quận huyện toàn Hà Nội như:
Vậy là quý khách đã nắm được cách thoát hiểm phòng trọ homestay rồi. Để đặt lịch vui lòng inbox fanpage Vua Chuyển Nhà.