Cách vẽ ngày Tết lễ hội và mùa xuân lớp 4 đẹp nhất 2025

Cách vẽ ngày Tết lễ hội và mùa xuân lớp 4 đẹp nhất 2025

Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025. Hãy cùng Vua Chuyển Nhà tìm hiểu Cách vẽ ngày Tết lễ hội và mùa xuân lớp 4 trong bài viết dưới đây nhé!

Cách vẽ ngày Tết lễ hội và mùa xuân lớp 4 đẹp nhất 2025

1. Tại sao nên vẽ tranh ngày Tết?

Cứ mỗi độ Xuân về, tranh Tết xuất hiện làm cho không khí đón chờ Năm mới thêm náo nức, tưng bừng. Thường sau ngày ông Công ông Táo, dù nhà giàu hay nghèo, cũng đi chợ lựa mua những bức tranh Tết với hy vọng đón vinh hoa, phú quý về nhà, gỡ tranh cũ xuống treo tranh mới lên với hàm ý ”Tống cựu, nghinh tân”.
 
Chơi tranh Tết từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong không gian tết cổ truyền, một tập quán đẹp của người Việt, mặc dù hiện nay xã hội đã có rất nhiều đổi thay song không vì thế mà thú chơi này mất đi.
 
Trong đời sống của người Việt trước khi du nhập nền văn minh phương Tây thì tranh dân gian chiếm vị thế chủ đạo. Và tranh Tết dân gian thường rất đa dạng về thể loại, nhưng thường là thông điệp, lời chúc một năm phát tài phát lộc, vạn sự như ý… Những bức tranh dân gian Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng… thường được chọn lựa treo trong ngày Tết.
 
Ngày trước, với các gia đình ở nông thôn, nhà tranh vách đất có thể trang hoàng với những tờ tranh nhỏ, giá cả phải chăng. Còn đối với gia đình ở thành phố, việc treo tranh, chơi tranh không đơn giản chỉ là chơi cho có không khí Tết, mà bức tranh còn đồng thời là vật trang trí để kiến tạo nên được một không gian sang trọng và quí phái, chứng tỏ được cái lễ giáo gia phong của gia đình.
 
Ngoài cổng, thường dán hai bức tranh, một bên là ông Tiến tài, một bên là ông Tiến lộc, với mong muốn đón nhiều tài lành, phúc ấm cho gia chủ. Cũng có nhà dán cặp tranh thần hộ mệnh là những ông tướng nhà trời để xua đuổi ma quỷ, bảo vệ cho gia đình một năm mới an khang, thịnh vượng.
 
Trong nhà, thường treo hay dán nhiều tranh với một số đề tài được ưa chuộng trong dịp Tết như tranh ”Mẹ con đàn gà” và ”Mẹ con đàn lợn” thể hiện cảnh sinh hoạt dân dã, với ước vọng gia đình đông vui, hòa thuận, khát vọng sung túc cả năm.
 

2. Cách vẽ ngày Tết lễ hội và mùa xuân lớp 4 đẹp nhất 2025

Hướng Dẫn Vẽ Tranh Gia Đình Gói Bánh Chưng Ngày Tết
Bước 1
Đầu tiên, ta sẽ vẽ nồi nấu bánh và đống củi. Sau đó thêm một ít ngọn lửa ở đáy nồi để tạo hiệu ứng lửa cháy.
 
Vẽ nồi bánh chưng và củi lửa
 
Vẽ nồi bánh chưng và củi lửa
 
Bước 2
Sau khi hoàn tất các nét vẽ ở bước 1, ta sẽ thêm hình ảnh con người cho bức tranh. Các em sẽ vẽ mẹ ngồi gói bánh cùng con trai. Không thể thiếu những chiếc lá chuối để gói bánh nữa nhé!
 
Thêm hình ảnh mẹ và con trai ngồi gói bánh
 
Thêm hình ảnh mẹ và con trai ngồi gói bánh
 
Bước 3
Vẽ rổ gạo nếp, rổ thịt và một số chiếc bánh chưng xanh đã được gói hoàn tất vào khu vực gói bánh.
 
Thêm một vài chi tiết liên quan đến bánh chưng
 
Thêm một vài chi tiết liên quan đến bánh chưng
 
Bước 4
Kế tiếp, các em sẽ vẽ bố canh nồi nấu bánh và con gái đưa bánh chưng cho bố.
 
Vẽ con gái đưa bánh cho bố
 
Vẽ con gái đưa bánh cho bố
 
Bước 5
Thêm chi tiết cành hoa đào, rổ đậu và những chiếc đèn lồng đỏ để không gian đỡ trống trải hơn.
 
Hướng dẫn vẽ tranh đề tài ngày Tết và mùa xuân quê em đơn giản đẹp nhất 2025
 
Một số ngoại cảnh khác
 
Bước 6
Viền lại các nét vẽ để bức tranh trông rõ ràng hơn. Các em có thể dùng bút lông hoặc bút bi đen để viền nhé.
 
Dùng bút đen viền lại
 
Dùng bút đen viền lại
 
Bước 7
Tô màu cho bức tranh theo màu ở hình bên dưới. Ngoài ra, các em có thể sáng tạo và chọn màu mình thích cho chi tiết áo quần cho các nhân vật, màu hoa, lồng đèn.
 
Tô màu cho bức tranh
 
Lưu ý khi tô màu, các em nên sử dụng một màu với hai sắc độ đậm nhạt khác nhau để làm cho bức tranh có thêm chiều sâu và chân thật hơn nhé.
 
Để dễ hình dung cách vẽ hơn, các em có thể tham khảo video sau đây:
 
 
 
Hướng Dẫn Vẽ Tranh Chúc Tết Ông Bà
Bước 1
Đầu tiên, các em sẽ vẽ ông bà vui mừng khi thấy con cháu của mình. Vì ông bà là người có tuổi chính vì vậy các em hãy vẽ dáng người khom khom nhé!
 
Vẽ ông bà theo hướng nhìn nửa mặt
 
Bước 2
Sau khi vẽ xong ông bà, các em tiếp tục vẽ hai người cháu nhỏ, một bé trai và một bé gái.
 
Tiếp đến là hai cháu đến chào ông bà
 
Tiếp đến là hai cháu đến chào ông bà
 
Bước 3
Ta tiếp tục vẽ bố và mẹ của hai anh em.
 
Bố và mẹ đi cùng với các con
 
Bố và mẹ đi cùng với các con
 
Bước 4
Thêm chi tiết bàn tay cho ông và bà. Ở đây ta sẽ vẽ ông cầm bao lì xì còn bà thì đưa hai tay ra để đón cháu.
 
Thêm chi tiết tay cho ông bà
 
Thêm chi tiết tay cho ông bà
 
Bước 5
Thông thường, người lớn tuổi rất thích chăm sóc cây cảnh nên ta hãy vẽ một chậu hoa đào hoặc hoa mai ở góc trái bên dưới của bức tranh.
 
Thêm chậu hoa cho không gian bừng sắc xuân
 
Thêm chậu hoa cho không gian bừng sắc xuân
 
Bước 6
Vẽ thêm các chi tiết đèn lồng và các chi tiết của mặt đất, cánh hoa, bụi cây để bức tranh thêm phần sống động và có nhiều màu sắc hơn.
 
Vẽ các chi tiết đèn lồng và cánh hoa để bức tranh thêm sống độngVẽ các chi tiết đèn lồng và cánh hoa để bức tranh thêm sống động
 
Bước 7
Các em sẽ dùng bút đen viền lại các chi tiết vừa mới vẽ ở các bước trên.
 
Viền các chi tiết trong tranh với bút đen
 
Viền các chi tiết trong tranh với bút đen
 
Bước 8
Sau khi đã viền xong các chi tiết, các em có thể tô màu theo hình ảnh bên dưới hoặc tự mình phối màu theo ý thích nhé! 
 

3. Ưu đãi chuyển nhà Tết Ất Tỵ 2025

Xem thêm: Cách vẽ tranh ngày Tết lớp 3 đơn giản đẹp nhất 2025

Trên đây Vua Chuyển Nhà đã giới thiệu Cách vẽ ngày Tết lễ hội và mùa xuân lớp 4 đẹp nhất 2025. Comment ngay ý kiến nhé!

How useful was this post?

Click on a star to rate it!

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

0/5 (0 Reviews)

Thông Tin Liên Hệ Tư Vấn:

    Vua Chuyển Nhà

    • Văn phòng: 73 Định Công Hạ - Hoàng Mai - Hà Nội

    • Hotline/Zalo: 0945.962.269

    • Website: vuachuyennha.net

    Gọi ngay!
    icons8-exercise-96 chat-active-icon